9 điều cần lưu ý khi vận hành và sử dụng container lạnh

Container lạnh là một dạng của container, thường được thiết kế theo dạng hình hộp chữ nhật với hệ thống làm lạnh hiện đại, có thể duy trì nhiệt từ khoảng +25 độ C và -25 độ C. Điểm khác biệt so với container thường là sàn, vách, nóc,… đều được cấu tạo từ inox – vừa chắc chắn, vừa bền bỉ với thời gian. Trong đó, sàn được thiết kế theo hình lượn sóng, làm tăng tính chịu lực. Còn phía sau của lớp inox sẽ là một lớp cách nhiệt PU. Riêng vỏ ngoài được làm bằng thép và sơn trắng – bức xạ ánh sáng mặt trời tốt và hạn chế hấp thụ nhiệt.

Container lạnh được sử dụng với nhiều mục đích. Trong đó, nổi bật nhất là vận chuyển hàng hóa tươi sống, đông lạnh không thể bảo quản trong điều kiện nhiệt độ bình thường như sữa, các chế phẩm từ sữa, thuốc y tế, rau củ, trái cây, hoa tươi, thịt cá,…. Vận chuyển bằng container lạnh sẽ giúp đảm bảo được chất lượng sản phẩm và rủi ro như hư hỏng, dập nát được hạn chế đến mức thấp nhất. Đặc biệt là tiết kiệm được nhiều chi phí không cần thiết và cực kì thân thiện với môi trường tự nhiên khi có thể tái sử dụng nhiều lần trong khoảng thời gian dài.

Điều 1: Tắt hệ thống làm lạnh khi đóng các loại hàng hóa đã được làm lạnh sẵn và cài đặt nhiệt độ âm (-). Chỉ chạy lại máy khi đóng kín cửa hoàn toàn. Điều này vừa giúp chất lượng và công suất máy lạnh không bị ảnh hưởng, vừa duy trì tốt khả năng lưu nhiệt bên trong container khi khí lạnh không bị tản ra diện tích lớn không thể xác định một cách vô ích.

Điều 2: Không nên chạy máy hoặc chỉ chạy máy trong trường hợp cần thiết khi đóng những loại hàng hóa chưa được làm mát hoặc lạnh với nhiệt độ được cài đặt là dương (+). Bởi vì hiệu quả làm lạnh khi mở cửa không đáng kể.

Điều 3: Trường hợp đóng các loại hàng hóa chưa được làm mát hoặc lạnh vào mùa đông tốt nhất nên chia thành 2 lần và mùa hè là 3 lần, mỗi lần phải cách nhau tối thiểu 6 tiếng. Nếu có những thay đổi về thông gió hoặc nhiệt độ đã cài đặt so với lúc booking phải thông báo ngay để hãng tàu có thể điều chỉnh lại chính xác.

Điều 4: Tuyệt đối không đóng hàng hóa cao hơn vạch đỏ được quy định trong container lạnh. Đồng thời, không làm rơi hàng hóa xuống vị trí rãnh thông gió phía dưới sàn, không đóng hàng hóa chạm vào phần cửa để có lối cho gió lưu thông và khi đóng hàng hóa xong phải ngay lập tức chạy hệ thống làm lạnh.

Điều 5: Trong suốt thời gian chạy lạnh phải theo dõi thường xuyên nhiệt độ bên trong container (áp dụng trong trường hợp nhiệt độ dưới 10 độ C). Nếu máy vẫn đang hoạt động bình thường nhưng nhiệt độ tăng lên hoặc có chiều hướng đi xuống cần nhắc công tắc M.D lên trong khoảng 2 giây , sau đó thả xuống. 

Điều 6: Không nên tự ý sửa chữa, biến tấu lại cấu trúc của container lạnh hoặc lắp đặt thêm/tháo dỡ đi máy lạnh. Bởi vì nhiệt độ trong container sẽ được duy trì nhờ vào hệ thống làm lạnh khép kín, đồng bộ. Mọi sự thay đổi không đúng đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của container.

Điều 7: Không điều chỉnh những thông số đã được phía nhà sản xuất cài đặt trước đó khi không liên quan. Cá nhân, đơn vị, công ty, doanh nghiệp,… sử dụng container lạnh có thể điều chỉnh và kiểm soát nhiệt độ bên ngoài mặt cửa container – trên bảng điều hành để có nhiệt độ bảo quản phù hợp với từng chủng loại hàng hóa.

Điều 8: Kiểm tra toàn bộ container và hệ thống làm lạnh trước khi máy lạnh được khởi động. Cụ thể là nguồn điện, nhiệt độ đã cài đặt (tính ổn định), phích cắm,…. Mục đích là đảm bảo container hoạt động hiệu quả khi chứa hàng hóa.

Điều 9: Kiểm tra kĩ tấm chắn gió trước khi đóng hàng bởi vì đây là một thiết bị quan trọng của container lạnh. Nếu thiếu hoặc không có sẽ không đảm bảo được hiệu quả hoạt động của container, đồng thời hàng hóa cũng có nguy cơ hư hỏng cao.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc bất kỳ chi tiết nào về container lạnh, theo:

Hotline: 0931.373.759 (Mr Cường) , 0931.282.101 (Ms Nhi)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LIÊN HỆ TƯ VẤN